Hoàng Phong xin giới thiệu một vài gợi ý hay để có thể chọn được loại vải phù hợp với nhu cầu về áo thun đồng phục, đảm bảo về chất lượng với giá thành cạnh tranh nhất.
Các loại vải Hoàng Phong chuyên sử dụng để sản xuất áo thun đồng phục cho hơn 2500+ Quý Đối Tác :
1. Vải cotton 100% (Đồng phục cao cấp)
– Đặc tính: Sợi cotton có nguồn gốc từ sợi quả bông, chuyên sâu hơn gọi là sợi xenluloxo (sợi bông). Áo thun chất liệu cotton 100% có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, thích hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam.
– Thun co giãn 4 chiều, vải mềm mại.
– Đồng phục cao cấp.
– Thường xuyên được sử dụng làm đồng phục.
– Giá thành cao.
2. Vải cotton 65% – Vải thun CVC( Đồng phục thông dụng)
– Thành phần bao gồm 65% xơ cotton & 35% xơ PE. Vải sợi pha này mang tính chất của cả hai loại sợi cấu thành nên nó là sợi cotton và PE, thấm hút tốt.
– Thun co giãn 4 chiều, vải mềm mại.
– Thường xuyên được sử dụng làm đồng phục.
– Đồng phục thông dụng.
– Giá thành hợp lý.
3. Vải cotton 35% (Vải thun sufa)
– Đặc tính: Thành phần gồm 35 % xơ cotton & 65% xơ PE. Với tỉ lệ pha như vậy ta có cảm giác ngoài độ mềm mại của vải, vẫn còn độ “đứng vải” của PE. Đây là chất liệu trung bình khi làm áo thun, và được đa phần sử dụng.
– Thun co giãn 4 chiều, vải mềm mại.
– Chuyên sản xuất áo thun du lịch, đồng phục thông dụng.
– Khách thường xuyên sử dụng.
– Giá thành rẻ.
4. Vải thun lạnh(quần áo thể thao)
– Mình vải thun lạnh mịn, trơn, láng. Khi sờ tay vào có cảm giác mát lạnh.
– Vải thun lạnh không nhăn, dễ giặt sạch.
– Sợi tổng hợp bền nên vải thun lạnh cũng rất bền: bền trong môi trường nước, vi khuẩn, bền ánh sáng.
– Thun lạnh không thấm nước hoặc thấm rất ít và rất chậm.
– Thun lạnh có khả năng thoát hơi ẩm cao. Nghĩa là khả năng giúp đẩy mồ hơi ra ngoài không khí cao. Nên vải nhanh khô và tạo sự thoáng mát cho người mặc. Nhờ đặc tính này mà vải thun lạnh thường dùng may quần áo thể thao.
– Giá thành rẻ
5. Vải cá sấu 65/35 (đồng phục cao cấp)
– Đặc tính : làm bằng vải Cotton, nhưng loại vải này mắt vải dệt to hơn ( lỗ lưới đan dệt to hơn cotton thường) mà năm 1933 xuất hiện trên thị trường Pháp. Mắt dệt nhỏ và mịn hơn loai cá mập, vải dày tay, độ bền ma sát cao, độ bền màu khi giặt cao.
– Thun co giãn 4 chiều, vải mềm mại.
– Hút ẩm rất nhanh và tốt.
– Chuyên sản xuất áo thun đồng phục chất lượng(thường xuyên được sử dụng làm đồng phục cho các doanh nghiệp).
– Thường xuyên được sử dụng làm đồng phục.
– Giá thành cao.
6. Vải cá sấu Poly(Đồng phục chất lượng)
Hoàng Phong chỉ sử dụng vải poly cao cấp(vải mềm, dầy hơn thông thường)
– Thành phần vải thun cá sấu Poly 4C gồm 100% sợi Polyester, sợi này có tên gọi khác là sợi Nilon. Những chiếc áo thun cá sấu có thành phần sợi Poly, vải thun dày, độ ma sát cao, chất liệu vải trung bình và ít bị co bị nhàu khi sử dụng. Đây là chất liệu trung bình khi làm áo vải thun cá sấu, giá thành mềm, dể nhuộm và ít bị nhăn nên cũng là một lựa chọn phổ thông trong may mặc. Công dụng: dùng may quần áo thể thao, áo thun cá sấu cho cả nam và nữ.
– Để nhận biết vải thun cá sấu Poly 4C ta có thể dùng lực tay để kéo vải thun ra, nếu thun co giãn được theo bất cứ chiều nào thì đó gọi là thun 4 chiều.
– Độ bền cao, tạo cảm giác mát khi sử dụng
– Thường xuyên sử dụng làm đồng phục cho các doanh nghiêp
– Giá thành hợp lý.
7. Vải thun Mè (đồng phục thông dụng)
Prinstyle chỉ sử dụng mè cao cấp(vải mềm, dầy hơn thông thường)
– Thành phần vải thun Mè gồm sợi PE 100%, sợi này có tên gọi khác là sợi Nilon. Những chiếc áo thun Mè có thành phần sợi PE (Poly), vải thun nhẹ và tương đối mỏng, độ ma sát cao, chất liệu vải đẹp và ít bị co bị nhàu khi sử dụng. Đây là chất liệu trung bình khi làm áo thể thao, giá thành mềm, dể nhuộm và ít bị nhăn nên cũng là một lựa chọn phổ thông trong may mặc.
– Vải thun Mè là loại vải dệt áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn tạo ít sự đan kết giữa sợi ngang và sợi dọc (Satin Weave).
– Trong kiểu dệt vân đoạn này, sợi ngang chui xuống dưới một sợi dọc sau đó đè lên trên ít nhất hai sợi dọc và tiếp tục như vậy. Sợi ngang tiếp theo sẽ được dịch qua phải ít nhất hai sợi dọc và lên trên một. Qua cách này sẽ cho ra vải mặt trên có nhiều sợi ngang song song hơn, việc khiến cho vải có độ bóng tùy thuộc vào ánh sáng chiếu lên.
– Cách dệt này tạo cho vải có hai mặt (trước và sau) tương đối giống nhau. Qua kỹ thuật dệt đó, vải có bề mặt láng và bóng ở cả 2 mặt. Tùy theo loại tơ, sợi vải thun Mè có thể nặng nhẹ, thô, mờ hay láng bóng, mềm mại, thướt tha hoặc đơ cứng khác nhau.
– Với đặc tính nhẹ nhàng, không kích thích da khi mặc, không hít vào người khi trời lạnh. Thun Mè mát vào mùa hạ, ấm vào mùa đông, bạn có thể sẽ yêu thích và cảm thấy thoải mái với việc sử dụng chất liệu vải này mọi lúc, mọi nơi. Sản phẩm có thể giặt tay với xà phòng tắm, vải thun Mè có thể ra màu nhẹ nên bạn nên tránh giặt chung với những sản phẩm khác màu.
– Mặc dù có thể dùng bất cứ loại sợi nào cũng có thể làm ra vải thun Mè, nhưng thường người ta dùng sợi Polyester để sản xuất, vì sợi này sẽ làm tăng độ bóng của thun Mè và độ nhẹ của áo.
– Công dụng: dùng may quần áo thể thao, đồ bóng đá, đồng phục…
– Để nhận biết vải thun Mè ta có thể nhìn trực tiếp trên bề mặt vải, vải Mè có các chấm gạch ngang được bố trí khoản cách đều nhau trên mặt vải.
– Giá thành rẻ.