Quy Trình May Đồng Phục Tại Hoàng Phong Là Một Quy Trình Hoàn Chỉnh Sau Nhiều Năm Nghiên Cứu Và Phân Tích Từ Các Chuyên Gia Trong Ngành, Bao Gồm 7 Công Đoạn:

Quy Trình May Đồng Phục

Công đoạn 1: Trải Vải Chuẩn Bị Cắt Áo Đồng Phục.

  • Trải vải: Trước khi cắt sẽ kiểm tra chất lượng vải, vải có bị lỗi không và bắt đầu trải vải trên bàn cắt tương ứng với số lượng áo của đơn hàng.
  •  Vải được quấn lại thành từng cây với chiều dài tùy vào khổ vải, có thể là 1,2m hoặc 1,6m…
  • Lúc này, muốn cắt vải thì chúng ta phải trải cây vải ra bề mặt phẳng để tiến hành cắt.
  • Do may theo size, số lượng nhiều nên chúng ta sẽ trải nhiều lớp vải lên nhau để cắt một lần cho tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Việc trải vải cũng khá mệt nếu xưởng may không có phương tiện hỗ trợ.
  • Thợ sẽ phải lăn khúc vải qua, lại, canh giữ cho các mép vải đều nhau, các lớp vải phải phẳng không bị nhăn, lệch để tránh sai lệch khi cắt.
Quy Trình May Đồng Phục 2

Công đoạn 2: Cắt Vải Thành Phẩm

  • Cắt vải: tiếp theo, công đoạn cắt vải được thực hiện bằng máy cắt công nghiệp.
  • Sau khi đã trải vải xong, chúng ta tiến hành vẽ lên đó các bộ phận như thân trước, thân sau, tay áo… bằng phấn may. Chúng ta tính toán thế nào để khi cắt sẽ ít tốn vải nhất.
  • Cắt vải cần phải có kinh nghiệm để không cắt phạm, cắt xéo, bị lệch hoặc cắt vào tay.
  • Những phần vải thừa loại bỏ và tiến hành phân loại và đánh số size để chuyển sang công đoạn in áo thun.
Quy Trình May Đồng Phục 3

Công đoạn 3: In Ấn, Thêu Trên Vải

  • Sau cắt ra thành từng bộ phận, chúng ta sẽ lấy những bộ phận cần in ấn hoặc thêu để in, thêu.
  • In, thêu được tiến hành hàng loạt, nên tốc độ cũng khá nhanh.
  • Để tiến hành in hình trên áo thun, chúng ta xuất phim in từ mẫu thiết kế sau đó tiến hành căn khung, chụp bản và hoàn tất khung in lưới.
  • Động tác này được thực hiện lặp lại cho đến khi hình in được in đầy đủ trên bán thành phẩm thì sẽ được chuyển sang máy ép để tăng độ bám dính của hình in trên áo.
Quy Trình May Đồng Phục 4

Công đoạn 4: Lên Dây Chuyền May Âo Thun Đồng Phục

  • In, thêu xong, vải sẽ được chuyển qua bộ phận may để ráp lại thành một cái áo hoàn chỉnh.
  • Một xưởng may áo thun lớn thì mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm ráp một công đoạn.
Quy Trình May Đồng Phục 5

Công đoạn 5: Kiểm Tra Hàng Sau Khi May

  • Bộ phận QC của xưởng luôn kiểm tra kỹ về thông số và chất lượng của sản phẩm để kịp thời lập biên bản bổ sung tại các khâu nếu có sai sót, hư hỏng nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng.
  • May thành áo rồi chưa phải là xong. Chúng ta kiểm tra xem hàng may có kỹ càng không, đường kim mũi chỉ có đẹp, có bị lỗi gì không…
  • Chỉ thừa ra thì sẽ phải cắt cho gọn gàng. Chiếc áo bị lỗi sẽ bị loại ra đưa qua bộ phận chỉnh sửa.
Quy Trình May Đồng Phục 6

Công đoạn 6: Ủi Đồng Phục (Là Áo), Cố Định Nếp Gấp Đường May

  • Sau đó, áo sẽ được là ủi và gấp lại, cho vào bao bì, dán nhãn, dán keo để chuyển giao cho khách hàng.
Quy Trình May Đồng Phục 7

Công đoạn 7: Kiểm Tra Số Lượng, Giao Hàng

  • Sau cùng chúng ta kiểm tra, ghi lại số lượng size, màu áo thun thành phẩm, để ghi phiếu xuất kho giao cho kế toán
  • Và chuyển giao hàng qua cho Khách hàng…. Phùuuuu
  • Trên đây là tất tần tật về 1 quy trình sản xuất áo thun, rất nhiều công đoạn và nhân công
Published On: Tháng Tư 5th, 2022 / Categories: Tổng Hợp /

Đăng Ký Để Nhận Những Tin Tức Mới Nhất

Tin Tức Hay Nhất. Chương Trình Khuyến Mãi Đặc Sắc. Tri Ân Khách Hàng.

    Đọc thêm Chính Sách Và Quyền Riêng Tư tại Hoàng Phong.